Mộng Cổ Xuyên Kim

Chương 22: Thi Hội


Màu nền
Font chữ
Cỡ chữ
22px
Chiều rộng khung
100%
Dãn dòng
180%
trước sau →

Click Theo Dõi -> Fanpage Để Cập Nhật Truyện Mộng Cổ Xuyên Kim

Thi Hội còn gọi là xuân vi, chia làm ba đợt, mỗi đợt ba ngày, được tổ chức riêng biệt, dựa theo Âm lịch là các ngày 09, 12 và 15 của tháng Hai.


"Gia Cát Lượng dù có tâm làm thương nghiệp cũng không dùng cách này, sử dụng tài khóa chung để kinh doanh như phương pháp của thương nhân thật ra chính là điều tối kỵ (1)."


(1) Dựa theo đề thi khoa cử cuối cùng của triều đại nhà Thanh. Đề gốc vốn là: "Gia Cát Lượng dù có tâm làm thương nghiệp cũng không dùng cách này, việc Vương An Tạch dùng tài khóa chung để kinh doanh thật ra chính là điều tối kị."


Lâm Dịch nhìn đề mục trước mắt, rất lâu vẫn không thể hạ bút. Thật ra mà nói, nếu tính cả kiếp trước lẫn kiếp này, hắn đã có hơn 30 năm đọc sách, một đề luận cũng không thể làm khó hắn. Chỉ là hai thời đại trải qua đều khiến hắn có những phân tích khác nhau. Lý trí nói với hắn rằng, ở thời đại nhà Tống không có thật này, nếu muốn đạt được thứ bậc cao, nên dựa theo tâm ý của người thống trị mà viết. Nhưng mà hơn 800 năm sau, những gì hắn hiểu biết lại đi ngược với thời đại này, hơn nữa theo xu hướng phát triển hiện đại, kết luận của hậu thế đối với cải cách của Vương An Thạch là cần thiết hơn.


Nên dũng cảm dựa theo quan điểm tiến bộ mà hạ bút, hay đi theo xu thế truyền thống mà viết đây? Lâm Dịch rơi vào rối rắm.


Vì sao không như thời nhà Đường nhỉ, kiểm tra chủ yếu là thơ từ ca phú, như thế thì không cần phải rồi rắm rồi.


Thầm hạ quyết tâm, Lâm Dịch chấm mực và bắt đầu viết...


"Bệnh căn nhiều nhất trong thiên hạ không phải ở thời điểm không có quyền lực, mà là ở lúc có quá nhiều quyền lực, tiền tài. Quốc gia đang trên đà suy yếu, kiệt quệ, thù trong giặc ngoài, tình thế một ngày một nghiêm trọng hơn. Ấy vậy mà vua quan triều đình chỉ biết lười biếng ăn chơi sa đọa, không nghiêm túc chỉnh đốn, lại còn buông thả, xa hoa, thì thiên hạ cuối cùng cũng sẽ không cứu được. Tuy rằng chính sách thương nghiệp đã được ban hành, nhưng Nho giả lại chẳng có kinh nghiệm, mà tình thế lại nghiêm trọng, tất nhiên sẽ kích động sự giận dữ không đáng có. Kẻ thuận theo quốc gia hẳn sẽ không dám kéo dài sự băn khoăn mà đem mối nguy của thiên hạ ra để đùa giỡn. Cũng như thuốc tốt, cho dù không có giá trị kéo dài sức khỏe, nhưng đối với bệnh khó chữa cũng có tác dụng nhất định.


Trước có Gia Cát Vũ Hầu (2) lúc tiếp nhận chính quyền của họ Lưu, sau lại có Vương Kinh Công (3) nhân lúc nhà Bắc Tống đang trên đà suy vong, nơi nơi ngày càng suy yếu mà áp dụng chính sách thương nghiệp, song cũng không cứu vãn được gì..."


(2) (3) Gia Cát Vũ Hầu và Vương Kinh Công: chỉ Gia Cát Lượng và Vương An Thạch. Vũ Hầu và Kinh Công (hay Kinh Quốc Công) là phong hiệu của hai nhân vật này.


<break>


Sau khi kết thúc kỳ thi Hội, Lâm Dịch cũng không quay về Biện Kinh mà lưu lại Lâm An chờ kết quả. Theo nguyên tắc, kết quả thi Hội sẽ được công bố nửa tháng sau khi kỳ thi chấm dứt. Sau khi thi xong, Lâm Dịch cảm thấy rất nhẹ nhõm, giống như hồi trước đi thi Đại học ấy, cái gì cũng không muốn nghĩ, chỉ muốn thả lỏng. Tô Minh Kiệt vì thấy hắn lúc chuẩn bị cho khoa cử thường xuyên tự nhốt mình trong phòng để đọc sách, nên bây giờ khi đã thi xong cũng không nghiêm khắc quản thúc hắn nữa. Vì thế, trong nửa tháng chờ kết quả này, Lâm Dịch liền tham quan hết toàn bộ những địa điểm nổi tiếng nhất ở Hàng Châu.


Cảnh đẹp ở Hàng Châu, đẹp nhất vẫn là Tây Hồ. Tây Hồ trước đây gọi là Vũ Lâm Thủy, Tiền Đường Hồ, Tây Tử Hồ, đến đời nhà Tống thì mới được đổi thành Tây Hồ.


Tây Hồ thập cảnh bao gồm: Tô đê xuân hiểu (4), khúc viện phong hà (5), bình hồ thu nguyệt (6), đoạn kiều tàn tuyết (7), hoa cảng quan ngư (8), liễu lãng văn oanh (9), tam đàm ấn nguyệt (10), song phong sáp vân (11), Lôi Phong tịch chiếu (12), nam bình vãn chung (13).


(4) Tô đê xuân hiểu: Cảnh đẹp đứng đầu trong 10 cảnh đẹp của Tây Hồ, chính là phong cảnh khi mùa đông qua đi, mùa xuân lại về, bên bờ đê xuân sắc muôn vẻ. Con đê này là do Tri châu của Hàng Châu, cũng là đại thi hào nổi tiếng thời Bắc Tống Tô Đông Pha xây dựng, vì thế được đặt tên là Tô Đê.
(5) Khúc viện phong hà: nằm ở sườn phía Tây của Tây Hồ, trước miếu Nhạc Phi. Đây là nơi ủ rượu nổi tiếng của triều đình Nam Tống. Xưởng rượu có suối nước nơi có ống dẫn bằng kim loại, uốn lượn dùng để chưng cất rượu lên men. Bên cạnh còn có một hồ sen. Cứ mỗi khi có gió thì hương thơm của rượu lại nổi lên, như thấm vào ruột gan người, vì thế mới gọi là Khúc viện phong hà. (Khúc là uốn cong, phong là gió, hà là sen).
(6) Bình hồ thu nguyệt: thời nhà Nguyên gọi là Tây Hồ Dạ Nguyệt, là khi mùa thu đến, mặt hồ tĩnh lặng như gương, trăng mùa thu lên cao, soi bóng hòa lẫn vào nước hồ, tựa như cả hồ nước đều đầy ánh trăng. Ở thời đại Nam Tống, bình hồ thu nguyệt còn có một cách hiểu khác, chính là đi du hồ vào ban đêm để ngắm trăng.
(7) Đoạn kiều tàn tuyết: là dựa vào cảnh sắc mùa đông, khi tuyết rơi đọng lại trên cây cầu, nhìn xa xa mà gọi tên như vậy. Cây "đoạn kiều tuyết đọng" ở Tây Hồ này còn có thêm một điển tích nổi tiếng khác, là trong "Bạch xà truyện", nơi Hứa Tiên và Bạch Tố Trinh từng hẹn hò với nhau.
(8) Hoa cảng quan ngư: là cảnh đẹp có hoa, có bến cảng, có cá tung tăng bơi lội ở Tây Hồ. Ở khúc phía nam của Tô Đê, nằm về phía tây có cái hồ chỉ nuôi một loài cá có vảy màu đỏ, nhìn khá giống với cá chép, gọi là hồng ngư, hồ thì được gọi là Hồng ngư trì. Ở đó còn có vườn hoa mẫu đơn, gọi là Mẫu đơn viên, có cảng biển đầy hoa, được gọi là Hoa cảng, có bãi cỏ rộng lớn và năm khu rừng rậm. Lôi Phong tháp và Tịnh Từ tự chính là nằm giữa nơi này với Tô Đê.
(9) Liễu lãng văn oanh: là phong cảnh nằm ở phía đông nam của Tây Hồ, nơi có cổng Thanh Ba, có công viên Đại Hình. Ở đây phong cảnh hữu tình, bốn bề chim hót, có dãy tùng liễu làm bình phong ở cửa nam, có tuyết tùng, hoa mai. Vào đời Nam Tống, đây chính là ngự hoa viên lớn nhất kinh thành, còn được gọi là Tụ Cảnh viên. Đến đời nhà Thanh, nơi này được phục hồi, phong cảnh liễu rũ, tùng reo, chim oanh hót lại lần nữa được tái hiện. Liễu lãng văn oanh là dựa vào phong cảnh mà đặt tên.
(10) Tam đàm ấn nguyệt: chính là cảnh ở trung tâm của bãi bể (hay cù lao) lớn nhất Tây Hồ, diện tích 6 vạn thước vuông, còn được gọi là Tiểu Doanh Châu. Trên bãi bể này có ba tòa tháp đá, mỗi tháp cao 2.5 thước, lộ 2 thước trên mặt nước. Tòa tháp đá có hình hồ lô, đỉnh có hình tháp nhìn như tiểu đình, giữa thân tháp có lỗ ánh sáng hình cầu, xung quanh được trang trí họa tiết tinh xảo. Tháp đá này ban đầu là do Tô Thức xây dựng, đến thời nhà Minh thì được trùng tu lại một chút. Ban đêm, khi ánh trăng chiếu xuyên qua ba lỗ hổng ánh sáng trên tháp sẽ tạo nên một cảnh sắc vô cùng vưu mĩ (đẹp khác thường), vì thế mới có câu thơ, "Tam đàm tháp phân nhất nguyệt ấn, nhất tam ảnh trung nhất viên vựng." Ý là, ba tháp đá phân ánh trăng làm ba hướng, nhưng cũng lại mang vừng sáng mặt trăng hợp nhất làm một.
(11) Song phong sáp vân: chính là chỉ hai ngọn núi sừng sững, nơi có gió lay cây động, tựa như nhịp tim đang đập. Hai ngọn núi Nam Sơn và Bắc Sơn này được bao quanh bởi phong cảnh hữu tình, nếu đi du hồ ngắm trăng (hay bình hồ thu nguyệt), sẽ thấy được.
(12) Lôi phong tịch chiếu: hay còn gọi là bóng chiều tà trên đỉnh Lôi Phong tháp. Khi ánh nắng ban chiều chiếu rọi vào đỉnh tháp sẽ tạo cảm giác như Phật quang tỏa sáng khắp nơi. Nghe nói, Lôi Phong tháp này được xây dựng năm 975, do Ngô Vương xây tặng cho hoàng phi, chúc mừng nàng sinh được nhi tử. Tòa tháp này cũng chính là tòa tháp trong Truyền thuyết Bạch Xà, nơi Pháp Hải dùng để trấn áp Bạch nương tử với câu chú ngữ: "Nhược yếu Lôi Phong tháp đảo, trừ phi Tây Hồ thủy kiến." Ý là: Nếu muốn lật đổ Lôi Phong tháp, trừ khi làm cạn khô nước Tây Hồ.
(13) Nam bình vãn chung: là chỉ tiếng chuông chùa lúc chạng vạng của Tịnh Từ tự ở núi Nam Bình. Ngọn núi này nằm ở bờ phía nam của Tây Hồ, cao trăm mét, có cây rừng sum xuê, đá xanh như ngọc. Nơi có tiếng chuông chùa lúc chạng vạng réo rắt du dương này được xếp vào một trong mười cảnh đẹp ở Tây Hồ. Đây cũng chính là ngôi chùa nơi Hứa Tiên đi tu, sau khi vô tình khiến Bạch nương tử bị nhốt vào lôi phong tháp.


Tây Hồ thập cảnh lúc này và Tây Hồ thập cảnh của hiện đại có chút khác biệt. Hơn nữa, cảnh sắc thiên nhiên cổ đại ý vị, so với cảnh trí nhân tạo của hiện đại luôn tốt hơn. Song, với Lâm Dịch, ngoài cảnh đẹp, còn nên kể đến thời tiết ở Hàng Châu, loại thời tiết khó chịu nhất hắn từng biết. Ngay từ đầu cũng đã biết mưa bụi trắng xóa chính là xuân cảnh ở Giang Nam, thực đúng như trong thi ca, mỹ lệ triền miên, khiên Lâm Dịch ngơ ngẩn mà bùi ngùi mấy ngày. Văn học quả nhiên chính là từ cuộc sống mà thăng hoa. Tuy nhiên, hết nửa tháng mưa phùn liên tục không ngừng, áo quần và những thứ khác đều bị ẩm mà lạnh buốt. Đối với thời tiết như vậy thì còn gì là giàu và chả nghèo ý thơ nữa. Lâm Dịch thật không chịu nổi mà muốn phát khùng.


Lâm Dịch thì đang ở bên ngoài du ngoại vui vẻ, lại không biết rằng, bên trong các vị khảo quan đang vì hắn mà bàn tán ầm ĩ cả một ngày.


<break>


"Lâm đại nhân, bài thi của đệ tử này có văn phong trầm ổn, quan điểm rõ ràng, trong lời có dẫn chứng cụ thể, kinh sử thi phú cũng thuộc vào loại hàng đầu, tại sao lại cho hắn xuống nhị giáp? Theo ta thấy, đây là một người tài cao học rộng, nếu cho đậu nhất giáp cũng không đủ!"


"Người Chu đại nhân nói quả nhiên không tồi. Các vị xem, chữ viết của bài thi này rõ ràng là theo bút phong (14) của Đông Pha cư sĩ, hơn nữa đệ tử này trong lời nói tựa hồ đối với Vương Kinh Công có phần không tôn trọng, thế này chứng tỏ là một người ngông cuồng, sao có thể để hắn đậu nhất giáp chứ?"


(14) Bút phong: phong cách viết.


"Lâm đại nhân nói vậy là sai. Ngày xưa Kinh Quốc Công cũng từng rất khen ngợi chữ viết của Đông Pha Tô cư sĩ, nét bút tự nhiên mà quyết đoán, hào sản mà có khí lực. Đệ tử này nếu học theo bút pháp của Tô Đông Pha thì có gì là không ổn chứ?"


"Liêu đại nhân, ngươi biết rõ..."


"Lâm đại nhân nói không sai. Thánh thượng dù gì cũng sẽ không bằng lòng để ý đến những ai bất kính với Kinh Công. Nay đệ tử này đối với chí hướng của Kinh Công lại tỏ ý hoài nghi, như vậy chẳng khác gì hậu bối xỉ vả tiền nhân, cho hắn đậu nhị giáp đã là nhân từ với hắn quá rồi!"


...


Vài người cùng nhau tranh cãi đến mặt đỏ tía tai vẫn chưa có kết luận gì. Mãi cho đến khi có một người mặc triều phục màu tím, tầm 40, từ ngoài cửa bước vào, mọi người mới thôi không tranh cãi nữa.


"Tham kiến Tướng gia!"


Mọi người vội vàng đến trước người nọ hành lễ. Thì ra, người vừa đến là đương kim Thừa tướng Chương Đình. Bởi vì ở phía ngoài đợi lâu mà vẫn không thấy đám người dưới công bố kết quả thi Hội, nên y mới tự đi vào trong.


"Sao kết quả khảo thí đến giờ vẫn chưa có?" Phất tay miễn lễ, nam tử lên tiếng hỏi.


Đám người "Lâm đại nhân" bên trong liền đứng dậy, "Khởi bẩm Tướng gia, đã có kết quả. Chỉ là trong đó có bài thi của một người khiến cho ý kiến của các vị đại nhân lại không đồng nhất, thành ra hạ quan cũng không biết nên an bài thế nào cho phải!"


Nghe vậy, Chương Đình nhíu mày lại, "Bài thi đó ở đâu? Đem đến cho bổn tướng nhìn xem!"


"Ở trong này, đại nhân, mời an tọa!" Lâm đại nhân vội dẫn Chương Đình đến trước một cái bàn, rồi lễ phép mời y ngồi.


Rốt cuộc, Chương Đình vừa xem xong bài thi liền bật cả người dậy, ánh mắt từ không để tâm dần trở nên thận trọng. Đám người dưới thì đứng hai bên, hồi hộp chờ y xem xong bài thi.


Một lúc sau, Chương Đình đặt bài thi trên tay xuống, ánh mắt trở nên âm trầm, không biết đang suy nghĩ gì.


"Bài thi trước đó được các ngươi chọn làm nhất giáp đâu rồi?"


"Tướng gia, có vấn đề gì sao?" Lâm đại nhân không yên tâm hỏi, dù sao đệ nhất giáp kia cũng là do bọn hắn một mực đồng ý, nếu cũng bị Tướng gia phủ quyết thì thật là mất mặt.


"Ngươi cứ việc mang đến đây là được!"


Thấy Chương Đình hình như không có vẻ tức giận, Lâm đại nhân cũng không dám hỏi lại, vội vàng cầm bài thi của người được chọn làm đệ nhất giáp kia đưa cho y.


"Biến pháp của con buôn, như nhà Tần nhờ phú mà cường thịnh, họ Gia Cát dùng để bình ổn nước Thục nhưng lại không có tiếng, cũng không thấy cường. Họ Vương hỗ trợ để bình trị nhà Tống, dù hủy hoại không ít kẻ giả cũng không thấy Tống suy. Họ Tư Mã và đám người Tô Đông Pha mặc dù văn chương huyến lệ (15), nhưng dùng vũ lực cũng không bình ổn được ngoại bang, theo chính trị cũng không đủ sức đè Thái, Chương (16), cho dù là quân tử cũng có ích gì? Bình, Bột (17) theo đuôi Lữ thị mà bình định được Hán thất, Vương Lăng (18) không màng lẽ phải, cuối cùng cũng chẳng làm nên được thành tích gì cả, triều Tống dù là nhìn lầm người quân tử, cũng không nhìn sai kẻ tiểu nhân..."


(15) Huyến lệ: tươi sáng.
(16) Thái Chương: chỉ Thái Thừa Hi và Chương Đôn, là hai nhân vật bị coi là gian thần trong lịch sử nhà Bắc Tống, và cùng thuộc nhóm Tân đảng đại thần do Vương An Thạch cầm đầu.
(17) Bình, Bột: chỉ Chu Bột, Trần Bình là hai đại thần và cũng là khai quốc công thần của nhà Hán. Sau khi Lưu Bang chết, Lữ hậu nắm quyền, Chu Bột, Trần Bình nằm trong nhóm đại thần cúi mình phục vụ để chờ thời cơ. Họ Lữ thất bại một phần cũng nhờ hai người này.
(18) Vương Lăng: Tể tướng nhà Tây Hán, cũng là một trong những khai quốc công thần dưới trướng của Lưu Bang. Vương Lăng cũng như Chu Bột, Trần Bình, đều trung thành với họ Lưu, chống lại họ Lữ. Tuy nhiên, khác với hai người trên, Vương Lăng khá là thẳng tính và bảo thủ. Vì thế ông bị Lữ hậu ghét, rồi cách chức phong làm Thái phó. Cuối cùng thì uất hận mà từ chức, không tham gia triều chính nữa.


Sau khi xem xong, Chương Đình hai tay cầm hai quyển, mắt nheo lại. Đám người dưới cũng không dám quấy rầy y.


Một lúc sau, ánh mắt Chương Đình hiện lên tinh quang, chỉ vào bài thi gây tranh cãi mà nói, "Đem bài thi này gỡ bỏ niêm phong ra!"


Mấy người kia nghe vậy sắc mặt không ngừng dao động. Cuối cùng có người do dự lên tiếng, "Tướng gia..., việc này... Việc này không hợp khuôn phép lắm..."


"Nếu có chuyện gì xảy ra, bổn tướng sẽ chịu trách nhiệm!"


Quả thực, một khi Tể tướng đã nói như vậy thì còn có gì mà bàn đây. Vài người nghĩ như vậy nên đành làm theo lệnh của y, tháo niêm phong của bài thi kia ra.


Vừa thấy, Chương Đình liền dò hỏi, "Thí sinh này tuổi tác, quê quán như thế nào?"


"Tô Bác Nghệ, người ở Biện Kinh, năm nay 17 tuổi. Phụ thân làm quan Tứ phẩm ở Quốc Tử Giám, là Tế tửu Tô Minh Kiệt!"


"Mười bảy tuổi?" Ánh mắt Chương Đình lộ vẻ bất ngờ, nhìn lại bài thi, ý dò xét trong mắt càng đậm. Bút pháp và giọng văn này là của một thiếu niên mười bảy tuổi sao?


Mấy người khác nghe nói chủ nhân của bài thi là người mới 17 tuổi cũng sửng sốt, còn những người vẫn luôn bênh vực Tô Bác Nghệ lại càng tin mình không nhìn lầm người, quả là nhân tài kiệt xuất, tuổi còn trẻ mà không ngờ đã có được học vấn cao như vậy.


Mười bảy tuổi...


Không ai biết Chương Đình đang suy nghĩ gì, chỉ thấy y nhìn chằm chằm vào bài thi trong tay mà trầm tư cúi đầu.


Một lúc sau, y đột nhiên ngẩn đầu, quyết định dứt khoát!


"Bài thi này cho xếp vào tam giáp đi!"


Lại nói, Chương gia kia là gia tộc đứng đầu triều đình. Chương gia nổi lên được phần nhiều là nhờ phụ thân của Thừa tướng đương nhiệm Chương Đình, tên là Chương Đôn. Chương Đôn vốn là hậu nhân của một người ở Phúc Kiến. Chương Đôn xuất thân không vẻ vang gì, phụ thân y là Chương Dũ, cùng với nhũ mẫu của mình có con riêng, vì thế thân phận bị khinh bỉ, dè bỉu. Mà Chương Đôn này tính cách cũng không tính là quân tử, để đạt được mục đích, y sẽ không từ bất cứ thủ đoạn gì.


Mặc dù Chương Đôn duy trì cải cách, nhưng lại bất hòa với Vương An Thạch, vì hướng cải cách của hai người không giống nhau. Chương Đôn cũng được xem là một người tài ba, cho dù bất đồng ý kiến với Vương An Thạch nhưng con đường làm quan của y lại thăng tiến không ngừng, nhất là sau khi Vương An Thạch chết, Tống Triết Tông tuổi còn nhỏ, đối với y trọng dụng chưa từng thấy. Những năm Triết Tông trị vì, Chương Đôn có thể nói chính là một thế hệ quyền thần, dưới một người mà trên vạn người, thậm chí còn thao túng cả triều đình. Song, dã tâm dù lớn, Chương Đôn lại không mơ ước ngôi vị Hoàng đế, chính xác thì đối với Hoàng đế cũng coi như là cung kính, tuân thủ lễ tiết quân thần, vì thế Hoàng đế lại càng không đề phòng y.


Kỳ thực, tính cách của Chương Đôn cũng có chút tiểu nhân, hơn nữa hay thù dai. Sau khi lên làm Tể tướng, những ai ngày xưa từng đắc tội với y đều bị y tìm cách trả trù. Trước tiên, vì trả thù Tư Mã Quang (19), cả dòng họ Tư Mã đều bị giết chết, không những tước vị vinh hàm bị đoạt đi, còn dâng biểu yêu cầu Hoàng đế hạ chỉ khai quật phần mộ tổ tiên nhà Tư Mã. Nếu không phải Triết Tông không đành lòng cùng các quan đại thần phản đối, chỉ sợ Chương Đôn quả thật sẽ làm như vậy. Dù vậy, y vẫn sai người đem

Bạn có thể tìm kiếm truyện với các từ khóa sau: Mộng Cổ Xuyên Kim, truyện Mộng Cổ Xuyên Kim, đọc truyện Mộng Cổ Xuyên Kim, Mộng Cổ Xuyên Kim full, Mộng Cổ Xuyên Kim chương mới

Click Theo Dõi -> Fanpage để cập nhật website

Bạn đang đọc truyện trên 123truyen.vn , Chúc bạn đọc truyện vui vẻ!


Báo lỗi qua fanpage (Trả lời ngay)
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả.
Nếu gặp chương bị lỗi hãy gửi tin nhắn qua fanpage hoặc báo lỗi qua hệ thống để BQT xử lý!
Back To Top