Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 176: Bãi tướng


Màu nền
Font chữ
Cỡ chữ
22px
Chiều rộng khung
100%
Dãn dòng
180%
trước sau →

Click Theo Dõi -> Fanpage Để Cập Nhật Truyện Nhất Phẩm Giang Sơn

Đương nhiên có đánh chết Văn Ngạn Bác cũng sẽ không thừa nhận. “Hà Đồ” là thứ phạm vào cấm kỵ, nếu không có căn cứ thì quyết không thể để liên quan đến.

- Văn tướng công có dám thề với tổ tông thần linh không?
Quách Thân Tích đứng ra nói:
- Rằng chính mình tuyệt đối không nhận “Hà Đồ” không?

Người xưa luôn kính tổ kính thần. Người bình thường tuyệt đối sẽ không dám thốt ra lời thề độc này. Nhưng đối Văn Ngạn Bác là kẻ ngoại lệ, ông ta không chút do dự nói:
- Có gì mà không thể?

- Khanh gia chớ nên sốt ruột. Đây là trong triều đình. Nếu để cho tể tướng chỉ thiên thề thì còn thể thống gì?
Hoàng thượng nhẹ giọng an ủi Văn Ngạn Bác nói:
- Quả nhân cũng tin tưởng là khanh oan uổng.
Nói xong lại nhìn Ngự sử trung thừa Vương Tố nói:
- Ngươi cho người điều tra rõ việc này để trả lại trong sạch cho Văn tướng công.

- Vâng!
Vương Tố đáp một tiếng lĩnh mệnh.

- Lúc này lũ lụt đã rút. Nhiệm vụ trùng kiến lại sau lũ lụt còn nặng nề.
Triệu Trinh lại chuyển hướng đến Văn Ngạn Bác nói:
- Khanh gia chớ để bị ảnh hưởng. Hãy mau chóng giúp dân chúng ổn định lại gia đình như trước.

- Thần tuân chỉ.
Văn Ngạn Bác lĩnh mệnh, thi lễ lui ra.

Việc này sẽ xem xét lập an, tạm thời để qua một bên. Hồ Ngôn Đoái lại the thé nói:
- Có việc thì tấu…

- Thần có bản tấu.
Người trên triều đường lâu nay im lặng như tờ Xu Mật Sứ đại nhân đứng ra khỏi hàng thi lễ nói.

- Địch khanh gia có gì để tấu?
Vẻ mặt Triệu Trinh hững hờ.

- Bẩm tấu bệ hạ, vi thần xuất thân ti tiện, không phải thân hào quan công, nhưng được bệ hạ thương tình không vứt bỏ. Nhưng thần tài như gỗ mục, ngồi không ăn bám bốn năm, lâu ngày không đóng góp gì. Trên thì phụ ân hoàng thượng, dưới thì hổ thẹn với dân chúng. Mỗi khi suy nghĩ lại thì mồ hôi đều chảy ròng.
Nói đến đây thì ông ta lấy từ trong tay áo ra một bản sớ.
- Vậy thần xin thỉnh cầu được dâng đơn xin từ chức. Mong hoàng thượng thánh chuẩn.

Địch Thanh chủ động từ chức, không ngoài dự đoán của mọi người. Tất cả các quan lại đều nghĩ rằng đây là hoàng thượng cho ông ta chút thể diện thôi. Vì thế không ai hé răng, chỉ yên lặng lắng nghe hoàng thượng trả lời.

Khuôn mặt Triệu Trinh không biến sắc nhìn Địch Thanh, trong lòng lại dâng lên chút tình cảm. Ông cũng không sai người đi lấy cái đơn từ chức kia. Nội dung trên đơn thì hôm qua Triệu Trinh cũng đã xem qua. Ông quay sang Văn Ngạn Bác nói:
- Hôm trước Trung thư tỉnh các ngươi đã xin đề nghị bãi miễn Xu tướng quân. Bây giờ Địch khanh gia không để các ngươi lo lắng nữa, đã tự mình chào từ biệt.

Văn Ngạn Bác rùng mình trong lòng. Trên thực tế, ông ta không thể bình tĩnh như vậy được. Sự việc “Hà Đồ” mới nảy sinh ra, ông ta cảm giác đại sự không ổn. Không phải là ông ta sợ bị buộc tội vì ngày thường có tác phong cứng rắn mạnh mẽ, làm việc mạnh dạn nên luôn tránh không để bị người khác công kích. Nhưng trong thời điểm này, ông ta lại bị buộc đủ loại tội danh, nên khiến cho ông ta có cảm giác hơi phẫn nộ khi bị “gậy ông đập lưng ông”.

Ngay sau đó, khi Địch Thanh đệ đơn xin từ chức, Văn Ngạn Bác lại càng hoang mang hơn. Cũng may là trong đơn xin từ chức của Địch Thanh chỉ nói đại khái về việc “ngăn cản cơ hội những hiền tài khác được trọng dụng”, nhưng lại không nhắc tới Trung thư tỉnh, hiển nhiên không dám đắc tội đến tể tướng. Hơn nữa, cũng liên hệ với năng lực chính trị yếu kém của Địch Thanh, nên ông ta có thể trừ đi nghi ngờ của những người khác. Như vậy thì chỉ còn lại có họ Cổ…

Còn chưa để Văn tướng công tỏ ý gì thì hoàng thượng đã thay đổi tác phong xưa nay, chủ động cho Địch Thanh từ chức và bãi miễn nội dung trong đơn xin từ chức, khiến Văn Ngạn Bác vô cùng xấu hổ. Bởi vì trong tấu chương ban đầu, căn cứ buộc tội Địch Thanh đó chính là những chuyện thần thần quỷ quỷ, không căn cứ kia. Hiện tại chính ông ta cũng bị người ta đồn đại, chụp mũ trên đầu, làm sao còn có thể nói Địch Thanh thế này thế khác?

Vừa nghĩ trong đầu, Văn Ngạn Bác đứng ra hồi bẩm:
- Vi thần xin rửa sạch tội danh trước, chứ không dám suy xét đại thần khác.
Nếu trả lời không tốt thì tốt nhất là không trả lời.

- Văn khanh gia thấy khó nói. Phú ái khanh, khanh hãy nói đi.
Hoàng thượng chuyển hướng qua Phú Bật.

Mặc dù trên danh nghĩa Trung thư tỉnh đề xuất bãi miễn, nhưng không ai biết đó là do Văn Ngạn Bác chủ trương. Bây giờ đổi lại bảo Phú Bật phán xét nên Phú tướng công không khỏi cười khổ. Ông ta đứng ra nói:
- Hồi bẩm bệ hạ, thần nghĩ rằng bây giờ có những người lòng dạ khó lường, lợi dụng năm nay nhiều tai nạn, lòng người hoảng sợ nên cố ý bịa đặt mưu hại đại thần. Trong mấy ngày ngắn ngủi, tể tướng, Xu tướng quân lần lượt bị liên lụy. Có thể thấy được lời đồn đại này vô cùng ngang ngược, đã uy hiếp nghiêm trọng đến sự vận hành bình thường của triều đình. Thậm chí lòng người không có mà cũng bịa đặt tin đồn phỉ báng. Thần khẩn cầu bệ hạ minh xét, nghiêm trị bọn người bịa đặt để răn đe!

Phú Bật đánh năm mươi gậy cho Văn Ngạn Bác tung tin đồn về Địch Thanh, Cổ Xương Triều tung tin đồn về Văn Ngạn Bác, khiến cho hai người không vui. Nhưng Phú tướng công cả đời không nói láo, cho dù sự việc thay đổi nhanh chóng nhưng ông ta vẫn điềm tĩnh. Khi hoàng thượng hỏi, Phú tướng công vẫn có thể đưa ra một câu trả lời.

Trong hoàn cảnh này, không ai dám phản bác lại. Hoàng thượng vuốt cằm nói:
- Đây mới là đúng lẽ.
Nói xong rồi quay sang Vương Tố nói:
- Án phỉ báng Địch Xu mật sứ cùng nhau xét xử, xem là kẻ nào tung tin đồn nhiễu hoặc dân chúng, phải nghiêm trị không tha.
Rồi lại nói với Vương Khuê:
- Vương khanh gia, khanh hãy thay quả nhân soạn ra một sớ cảnh cáo quần thần, từ nay về sau không được nói đến chuyện thần tiên ma quỷ, phỉ báng đại thần, làm mất quốc thể nữa.

Vương Khuê cung kính nói:
- Thần tuân chỉ…


Văn Ngạn Bác chỉ cảm thấy trong đầu ong ong. Những gì mọi người nói trên triều sau đó đều không nghe lọt được gì, mãi cho đến khi Hồ công công nói “bãi triều” thì ông ta mới máy móc lĩnh các quan lại tiễn hoàng thượng, sau đó đờ đẫn đi ra khỏi triều.

Văn tướng công xưa nay uy nghiêm, những người đồng liêu không dám thân cận, chỉ có Vương Củng Thần đi theo ông ta trở lại chính đường.

Khi về tới phủ tể tướng, Văn Ngạc Bác không buồn bỏ mũ quan, liền ngồi sụp xuống ghế.

- Chẳng qua chỉ là một lời buộc tội không căn cứ.
Vương Củng Thần khó hiểu hỏi:
- Tướng công sao lại uể oải như thế?

- Lão phu lần đầu tiên làm tể tướng, cũng không lâu, chỉ mới hai năm mà thôi.
Văn Ngạn Bác trả lời không liên quan gì tới câu hỏi.
- Hai năm qua, được hoàng thượng không vứt bỏ, lại được bổ nhiệm làm tể tướng. Lần này bổ nhiệm người tài vào triều đình, coi như là cái đích mà mọi người cùng hướng tới, đồng thời cũng có thể bảo vệ xã tắc, cải cách trì trệ.

- Ngày nhị vị tướng công được phong chức, cả nước vui mừng.
Vương Củng Thần hạ giọng nói:
- Mọi người đều nói, quốc gia được hưng thịnh rồi.

Điều này không phải là hư ngôn. Văn Ngạn Bác và Phú Bật hợp lại với nhau là một sự hợp tác quý báu, khó có thể tìm được hai vị tể tướng có thể làm việc chính sự như vậy. Hai người đều có thể làm việc và cống hiến tài năng. Lúc bọn họ vừa nhậm chức, quả thực tất cả dân chúng đều gửi gắm rất nhiều kỳ vọng.

- Vậy mà vận xấu đến, đã hơn một năm mệt mỏi đan xen. Nếu không lập công đóng góp thì đã là trọng tội đối với bách tính.
Văn Ngạn Bác thở dài nói, nghĩ lại thời gian hơn một năm qua, không khỏi cảm thấy buồn bực. Sau khi nhậm chức, đầu tiên là đối đầu với sự khiêu chiến của Cổ Xương Triều, khó khăn lắm mới ngăn chặn được lão cáo già này. Rồi hoàng thượng lại đột ngột bệnh nặng bất tỉnh nhân sự, cục diện đột nhiên hỗn loạn. Dồn toàn lực để điều tiết khống chế cục diện trong cung ngoài cung, đợi cho hoàng đế tỉnh lại thì công trình sông Lục Tháp lại xảy ra chuyện…

Ngay sau đó mấy tháng trời mưa to, cả nước bị úng ngập, kinh đô trở thành tòa thủy thành. Văn tướng công phải đỡ trái đỡ phải, mệt mỏi ứng phó. Ông ta nhậm chức hơn một năm mà giống như đã trải qua rất nhiều năm rồi. Cuối cùng thủy tai đã qua, tưởng chừng vận đen đã hết thì lại gặp chuyện như vậy. Cho dù Văn tướng công có ý chí mạnh mẽ đến đâu thì giờ phút này cũng khó trụ nổi.

- Ai biết, lần này còn không bằng lần trước. Lần trước tốt xấu còn giải trừ quân bị. Lần này thì sao chứ, nếu mà lộn xộn thì sẽ phải cuốn gói mà đi.
Văn Ngạn Bác cười khổ nói:
- Bảo lão phu làm sao có thể cam tâm như vậy?

- Không đến mức nghiêm trọng như vậy đâu.
Vương Củng Thần khó hiểu nói:
- Chẳng lẽ chỉ bằng lời nói một phía của Quách Thân Tích mà hoàng thượng sẽ bãi chức thừa tướng sao?

- Quách Thân Tích nói gì không quan trọng. Quan trọng là hoàng thượng nghĩ như thế nào.
Văn Ngạn Bác thở dài nói:
- Địch Thanh bị Trung thư tỉnh đề nghị bãi chức, chắc mọi người đều biết. Anh ta không thể ở lại Tây phủ được nữa, nhất định sẽ lại dâng sớ xin từ giã. Ngươi nói bây giờ hoàng thượng gộp ta và Địch Thanh lại cùng điều tra là có ý gì?

- Vậy là ý gì?

- Ngay cả Địch Hán Thần một tên Ban nhi đều biết là không xấu hổ, không có mối bận tâm với quyền vị. Ta là tể tướng, sao có thể gộp chung với anh ta như vậy?
Văn Ngạn Bác tự giễu, cười nói:
- Lúc này thật sự giống như “bọ ngựa bắt ve, chim sẻ đứng sau”, nhưng cũng khiến cho Cổ tướng công phải tính kế sách.

- Có lẽ tướng công đa tâm quá.
Vương Củng Thần cảm thấy buồn bã, rồi lại hơi xúc động. Tể tướng vừa đi, bản thân ông ta là một Tham tri chính sự có thể tấu lên trên để thay đổi gì không? Đương nhiên, ông ta luôn tỏ ra là một danh thần, không thể để ý nghĩ lộ ra ngoài, bèn nhẹ giọng an ủi nói:
- Nỗi lo lắng của hoàng thượng vẫn chưa nguôi. Ai còn lòng dạ nào mà nói như vậy.

- Có lòng dạ nào không thì ngươi hãy chờ xem.
Văn Ngạn Bác thản nhiên nói:
- Qua mấy ngày nữa, Ngự sử đài dâng lên kết quả điều tra, hãy xem ý hoàng thượng trả lời thế nào. Đến lúc đó ngươi sẽ biết.


Qua hơn nửa tháng, Ngự sử đài đã điều tra ra kết quả. Trải qua mấy lần vạch tội thì cuối cùng kết luận là tội trạng mà Quách Thân Tích và Trương Bá Ngọc tố cáo là không có thật. Vì Trương Bá Ngọc là Ngự sử, có quyền tấu lên những tin đồn, cho nên được miễn tội. Còn Quách Thân Tích vì bịa đặt nên bị bãi quan đuổi đi.

Xử phạt qua loa như vậy, hiển nhiên không hề phù hợp với việc hoàng thượng yêu cầu trị tội kẻ bịa đặt. Nhưng Triệu Trinh không nói gì cả, mặc cho phán quyết có hiệu lực… Từ đó có thể hiểu ra được rằng Hoàng thượng đã không còn bảo vệ tể tướng nữa.

Văn Ngạn Bác là một người tôn nghiêm, sao có thể tiếp tục mặt dày nữa. Vì thế ông ta tìm cách xin thối lui. Tuy rằng không được an ủi nhưng coi như ra đi còn có chút thể diện. – Với Hà Dương tam thành tiết độ sứ Đồng bình chương sự, Phán Hà Nam phủ, Phong Lộ quốc công. Không những ông ta có thể giữ được chức cấp ban đầu, còn có được vinh hàm của Quốc công, cho dù đến địa phương nào, thì cũng là quan viên Đại Tống có tiền lương cao nhất.

Về phương diện khác, Địch Thanh cũng cố gắng cầu xin được ra đi. Hơn nữa ông ta hoàn toàn khác với Văn Ngạn Bác, không hề yêu cầu đảm nhiệm bất cứ chức quan hay quân chức gì, chỉ muốn chuyên tâm kiến thiết Võ học cho quốc gia, được làm một thầy giáo dạy học.

Thái độ của hoàng thượng với Địch Thanh rõ ràng hoàn toàn khác với Văn Ngạn Bác, không những an ủi mà hơn nữa còn kiên quyết không đồng ý bãi miễn chức vụ của ông ta. Cuối cùng Địch Thanh lấy chức danh Đồng Trung thư môn hạ Bình Chương sự, Phán Hoàng đế Võ học Viện sự, phụ trách sắp xếp cho Võ học hoàng gia Đại Tống.

Bạn có thể tìm kiếm truyện với các từ khóa sau: Nhất Phẩm Giang Sơn, truyện Nhất Phẩm Giang Sơn, đọc truyện Nhất Phẩm Giang Sơn, Nhất Phẩm Giang Sơn full, Nhất Phẩm Giang Sơn chương mới

Click Theo Dõi -> Fanpage để cập nhật website

Bạn đang đọc truyện trên 123truyen.vn , Chúc bạn đọc truyện vui vẻ!


Báo lỗi qua fanpage (Trả lời ngay)
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả.
Nếu gặp chương bị lỗi hãy gửi tin nhắn qua fanpage hoặc báo lỗi qua hệ thống để BQT xử lý!
Back To Top