Click Theo Dõi -> Fanpage Để Cập Nhật Truyện Giang Hồ Mộng Ký
Kể từ hôm ấy, Á Tử trở thành Thuần Vu Kỳ, đứa con thất lạc trở về. Tuy nhiên, một cuộc điều tra đã được âm thầm khởi động cả trong lẫn ngoài trang.
Một thầy đồ già được mời về dạy dỗ cho Á Tử. Đồng thời gã còn được khuyến khích rèn luyện võ nghệ.
Á Tử thông minh xuất chúng, học một nhớ mười, chỉ vài ba tháng đã thuộc lòng vài ngàn mặt chữ, cứ như gã tú tài mà giả vờ dốt vậy.
Còn võ nghệ của Á Tử thì khó mà biết rõ xuất xứ dù gã bảo rằng thầy mình là người phái Võ Đang. Chúng chẳng có nét gì tương đồng với hai pho Thái Cực kiếm và Thái Cực quyền nổi tiếng của Trương Tam Phong.
Vệ Cửu và Dương Hổ đã từng liên thủ giao đấu với Á Tử mà không địch lại.
Được chăm sóc nâng niu suốt mấy tháng, Á Tử trắng ra và mập lên. Lúc này trông dung mạo gã khá giống Trang chủ phu nhân. Mười sáu năm là một thời gian khá dài để có thể hồi tưởng lại hình bóng đứa bé bốn tuổi năm xưa cũng như so sánh với hiện tại.
Nhưng Tiết Như Xuân vẫn đoan chắc Á Tử là con trai mình. Bà lo cho gã từng miếng ăn giấc ngủ, mời cả danh y để xem xét á tật, quyết cứu con khỏi cảnh tật nguyền. Song không vị đại phu nào tìm ra phương pháp cả.
Á Tử đã biết chữ nên có thể bút đàm với mọi người. Thuần Vu Hồng càng ngao ngán hơn khi thấy gã khai rằng mình là đệ tử của Trương Tam Phong, tổ sư phái Võ Đang.
Năm nay đã là năm Mậu Tý, nhằm năm Vĩnh Lạc thứ sáu, nếu còn sống thì Trương chân nhân đã trên một trăm bốn chục tuổi.
Trương Tam Phong là nhân vật có thực nhưng lại được phủ đầy truyền thuyết thần thánh, dẫu rằng phái Võ Đang vẫn còn tồn tại ở Hồ Bắc.
Về nguyên quán của Trương Tổ sư thì có người bảo ông quê đất Liêu Ninh, song người khác lại nói ông quê Sơn Tây hoặc Thiểm Tây. Theo lời đồn Trương chân nhân võ nghệ siêu quần, một mình có thể đánh bại mấy chục ngưoời, đi lại như bay. Ông thông minh tuyệt thế, đọc sách chỉ một lần là nhớ. Một bữa cơm ăn hàng đấu gạo, cũng có thể nhịn đói mấy ngày liền. Hơn nữa chân nhân còn có tài đoán được chuyện vị lai.
Khi tuổi đã trăm mốt, Trương Tam Phong bỏ núi Võ Đang đi đâu không rõ khiến cho đệ tử cho rằng ông đã thành tiên.
Ngay Minh Thành Tổ Chu Đệ, tức vua Vĩnh Lạc, cũng tin rằng ông còn sống nên cho người tìm kiếm khắp nơi mong học được thuật trường sinh.
Thuần Vu Hồng là đệ tử Phật môn nên không tin việc Trương chân nhân thành tiên hoặc sống dai như thế. Có điều ông không hiểu vì sao Á Tử lại bịa ra chuyện hoang đường mà không tìm lời lẽ hợp lý hơn.
Tuy cảnh giác song lòng ông ngày càng yêu thương Á Tử hơn trước. Ông thầm van vái rằng đấy chính là giọt máu của mình.
Thuần Vu Hồng không lo rằng tài sản rơi vào tay người ngoài mà chỉ lo rằng lời phát nguyện của vợ chồng mình chẳng trọn vẹn. Ông đã nguyện đem tài kinh doanh tạo nên gia sản kếch xù để có thể bố thí rộng rãi hoặc chẩn tế bách tính mội lần gặp thiên tai.
Trong hai chục năm qua, Thuần Vu Hồng đã bỏ ra hàng trăm vạn lượng cho tai dân khắp nơi. Ông muốn con mình dù ruột thịt hay con nuôi cũng phải kế thừa công đức ấy. Do vậy ông thầm chê Thuần Vu Tiệp kém phần nhân hậu.
Lý do thứ hai để Thuần Vu Hồng lo lắng là vì ông cũng có kẻ thù. Đám lái buôn châu ngọc rất đố kỵ sự thành công cũng như tài buôn bán của ông.
Thứ ba là biết đâu gia sản khổng lồ này đã khiến một cao thủ võ lâm đa mưu túc trí nào đó động lòng, bày mưu chiếm đoạt.
Việc Thuần Vu Kỳ bị nước cuốn trôi thì ai cũng biết cả, vậy thì cho người giả mạo cũng không khó.
Cuối tháng hai, hương xuân chưa tan mà tin dữ đã bay về. Vệ tổng quản đến thư phòng với bộ mặt đưa đám :
- Bẩm Trang chủ. Dựa vào lời khai của Á Tử, rằng gã đã đi bộ gần tháng trời, lão phu đoán rằng ngọn núi kia không thể ở quá sông Hoài. Nhưng sau khi lục soát hết hàng trăm ngọn núi, bọn bộ đầu các địa phương đều không tìm ra Trương chân nhân lẫn cái am bằng gỗ. Vậy là Á Tử đã không nói thực.
Thuần Vu Hồng thế lực trùm đời, quen biết tất cả những quan tri phủ lân cận nên đã nhờ họ huy động công sai điều tra việc này.
Vệ Cửu dừng lời, nhấp hớp trà rồi rầu rĩ nói tiếp :
- Tin thứ hai còn tệ hơn. Đấy là việc sư phụ của Sơn Đông tứ quỷ, tức Đơn Nhai Chân Quân ở huyện Bồng Lai tỉnh Sơn Đông đã thề sẽ báo thù cho đệ tử. Tin này do anh em Hắc đạo Sơn Đông cung cấp.
Tuy không biết võ công nhưng định lực của Thuần Vu Hồng rất thâm hậu. Ông thản nhiên hỏi :
- Bản lãnh của Đơn Nhai Chân Quân so với Đại Lương Quái Tẩu thì thế nào?
Vệ Cửu cười khổ :
- Bẩm Trang chủ. Quả thực là Đơn Nhai Chân Quân Đổng Hoa Phát lợi hại hơn Quái tẩu đến vài bậc. Lão đạo sĩ chết tiệt ấy từng ăn được kỳ trân, lại sở hữu pho Bồng Lai chưởng pháp quỷ dị khác thường nên được xem là cao thủ số một trong phe tà đạo.
Thuần Vu Hồng gật gù :
- Thôi được. Ta sẽ nhờ quân binh Khai Phong bảo vệ vậy. Vả lại cũng chưa chắc một kẻ có thân phận cao như Đơn Nhai Chân Quân lại đích thân ra tay báo thù. Có lẽ lão sẽ sai thủ hạ.
Nghe chủ nhân luận việc sâu sắc, Vệ Cửu cũng an tâm phần nào. Lão rụt rè hỏi :
- Bẩm Trang chủ. Thế còn việc điều tra Á Tử thì sao?
Thuần Vu Hồng trầm ngâm :
- Không cần phải làm việc ấy nữa. Tuy nhiên trước khi rõ đen trắng phải dặn bọn gia nhân không được thổ lộ sự việc này ra ngoài.
Vệ Cửu vội hứa :
- Trang chủ yên tâm. Lão phu đã sớm ra lệnh và tuyệt đối chẳng ai dám hé môi.
Vệ lão đi rồi thì Thuần Vu Tiệp đến. Mặt hoa kém tươi vì ghen tức với gã câm. Á Tử đã chiếm trọn tình thương của Trang chủ phu nhân, biến nàng thành kẻ dư thừa. Đan Nhược Tiên Tử buồn đến nỗi đóng cửa luôn toà nhà bán lẻ châu báu, suốt ngày quấn quýt bên phu thê Thuần Vu Hồng để tranh giành tình cảm.
Lúc nãy, Đan Nhược Tiên Tử đang ngồi với dưỡng mẫu thì Á Tử bước vào rồi ngượng ngùng thoái lui. Gã cười với nàng nhưng lại tránh tiếp xúc. Thế là Tiết Như Xuân bảo nàng ra ngoài để cho Á Tử được tự nhiên. Thuần Vu Tiệp tức anh ách, giận dỗi bỏ đi tìm cha. Nàng biết là ông chưa hoàn toàn tin Á Tử chính là Thuần Vu Kỳ nên luôn đánh vào nhược điểm ấy. Tuy nhiên Trang chủ cũng chỉ cười xoà.
* * * * *
Tối mùng sáu tháng ba, cường địch xâm nhập Thuần Vu gia trang. Quan quân không thể tiếp viện vì các nơi trọng yếu như kho lương thảo, công đường đều bị phóng hỏa. Dù Thuần Vu Hồng có thế lực cỡ nào đi chăng nữa thì quân binh cũng mặc kệ, rút người về chữa cháy.
Vả lại lúc ấy mới là cuối canh hai, gia đình Thuần Vu Hồng đang bày tiệc thưởng trăng.
Trăng xuân bội phần xinh đẹp khiến lòng người say đắm. Thế nên Thuần Vu gia trang hoàn toàn bất ngờ khi kẻ địch xuất hiện.
Tiếng gào thét, rên la của những gia đinh trấn giữ tường sau đã khiến lòng người chấn động. Vệ Cửu và Dương Hổ chưa kịp điều người chận lại thì phe đối phương đã đến được hoa viên.
Mấy chục tên Hắc y bịt mặt vây chặn bàn tiệc, phóng tay chém giết bọn gia đinh, uy hiếp tính mạng gia đình Thuần Vu Hồng.
Dĩ nhiên Á Tử cũng có mặt. Gã lập tức múa quyền xông vào đám đạo tặc. Tiếng gào thét phẫn nộ của người câm vang vọng trong đêm trường và không kẻ địch nào được phép tiến đến gần phu thê Trang chủ.
Đan Nhược Tiên Tử dù là người học võ nhưng tay không vũ khí nên cũng chui xuống gầm bàn như cha mẹ và run như cầy sấy. Nàng tròn mắt quan sát những đường quyền dũng mãnh của gã câm, kẻ mà nàng ghét nhất trên đời.
Á Tử không đi xa, chỉ liều chết bảo vệ chiếc bàn bát tiên, nơi có ba người yếu đuối đang ẩn nấp. Trong tay không vũ khí nhưng Á Tử vẫn kiên cường chống cự. Quyền cước tung ra như chớp giật. Gã có lối đánh rất liều lĩnh, chẳng nề hà chuyện sinh tử, dẫu trên mình vướng hàng chục nhát đao vẫn chẳng sờn lòng.
Người gã đầy máu song đối phương chẳn thể vẹn toàn. Xác bọn Hắc y chồng chất quanh chiếc bàn tròn, máu chảy thành suối.
Á Tử thi triển một thứ quyền pháp lạ lùng, công nhiều hơn thủ và hoàn toàn chẳng có gì giống với Thái Cực quyền. Tuy nhiên tác dụng của pho quyền quả là đáng sợ. Tay không đối chọi với rừng đao mà Á Tử vẫn giành được tiên cơ. Thân hình gã ngả nghiêng như cành liễu trước gió song lại cực kỳ linh hoạt, dường như Á Tử thuận cả hai tay, chỉ nhấp nhoáng là thân hình đã nhập nội, chụp lấy cổ tay kẻ địch và vung cước kết liễu.
Tất nhiên Á Tử không thể chiếu cố phía sau lưng và đôi lúc bị thương. Gã di chuyển như chong chóng, xoay quanh chiếc bàn mà chiến đấu.
Thuần Vu Hồng nhìn thấy tất cả và nhủ thầm rằng đã tìm lại giọt máu của mình.
Chỉ có tình ruột thịt mới khiến cho Á Tử liều mình như vậy. Kẻ gian xảo thừa sợ chết và chẳng dại gì bỏ mạng vì người khác.
Trang chủ phu nhân thì khóc nức nở và luôn miệng gọi :
- Kỳ nhi. Con hãy chạy đi.
Vệ Cửu và Dương Hổ cũng chẳng an nhàn gì, kiếm và người tắm máu kẻ thù. Phe đối phương đông đến gần trăm và toàn là tay hảo thủ, khiến toán gia đinh phải thiệt mạng khá nhiều.
Còn cảm giác của Đan Nhược Tiên Tử thì sao? Nàng khóc vì sợ và vì thương cảm trước những vết thương trên người Á Tử. Giờ đây, mọi cảm giác ganh ghét biến mất, nàng chỉ mong sao cho gã không bị giết chết. Là người học võ, nàng biết rằng không có vũ khí thì rất thiệt thòi. Mà nàng biết rõ Á Tử giỏi kiếm hơn quyền cước. Vì vậy, Thuần Vu Tiệp bất bình thét lên :
- Á Tử. Sao ngươi không nhặt kiếm mà sử dụng?
Giọng nữ nhân có âm lực rất cao nên Á Tử nghe rõ. Gã tung cước đá văng một tên Hắc y rồi cúi xuống nhặt thanh kiếm trên mặt cỏ.
Thuần Vu Tiệp có lý, với trường kiếm trong tay, Á Tử đã phát huy được võ học.
Kiếm quang loang loáng quanh thân đánh bạt mọi mũi tiến công và đồng thời sát địch chẳng chút khó khăn.
Á Tử di chuyển như chong chóng quanh chiếc bàn, liên tiếp đâm thủng ngực hay chém đứt yết hầu kẻ địch. Càng lúc, thủ pháp giết người của gã càng linh diệu, dễ dàng. Tổng cộng cũng có đến bốn chục tử thi xếp quanh chiếc bàn bát tiên.
Phe đối phương chịu hết xiết rú lên gọi tiếp viện. Vệ Cửu, Dương Hổ cũng đã kịp tiến về phía Á Tử cùng gã bảo vệ chủ nhân. Mặt trận chung quanh cũng không đáng ngại vì số kẻ địch chỉ còn lại một nửa.
Nhưng viện binh của đối phương đã tới. Tuy chỉ có ba người song lại bội phần lợi hại. Họ gồm một lão đạo sĩ gầy gò, râu tóc bạc trắng và hai đạo cô trẻ tuổi. Lão đạo mặc đạo bào màu vàng đất, rộng thùng thình, còn hai đạo cô thì lại biến chiếc áo đạo cô màu nguyệt bạch kia thành phương tiện khoe khoang thân thể khiêu gợi, nảy nở của mình. Nghĩa là lớp vải bó sát da thịt khiến đôi gò bồng đảo và bờ mông nổi bật lên làm xốn xang ánh mắt bọn đàn ông. Tuy nhiên chẳng thể nào biết được họ đẹp hay xấu vì trên mặt cả ba là chiếc mặt nạ bằng đồng xanh dát mỏng che từ trán đến đầu mũi.
Do đã nhận được tin mật báo từ trước nên Vệ Cửu mới biết lai lịch đối phương.
Lão than thầm và nghiến răng bảo nhỏ Á Tử :
- Công tử hãy cẩn thận. Lão đạo sĩ áo vàng kia chính là Đơn Nhai Chân Quân, bản lãnh vô cùng lợi hại.
Á Tử vung kiếm đâm thủng ngực nạn nhân thứ bốn mươi hai và gật đầu.
Ba cường địch đã đến sát trận địa, nhận ra xác người chồng chất và thức kiếm tuyệt kỹ của chàng trai trẻ. Đơn Nhai Chân Quân đã hiểu ai là kẻ đã giết Sơn Đông tứ quỷ. Lão giận dữ quát vang :
- Té ra chỉ là một thằng nhãi ranh.
Tất nhiên là lão vung kiếm tấn công Á Tử ngay, chẳng chút chần chừ. Tuy lừng danh nhờ chưởng pháp Bồng Lai nhưng Đơn Nhai Chân Quân lại rất ít khi thi thố, trừ phi gặp đại kình địch. Thường thì lão dùng kiếm và chứng tỏ một trình độ kiếm thuật thượng thừa.
Không dám để lão già lợi hại kia đến quá gần cha mẹ và em gái mình, Á Tử phi thân vượt qua vòng vây tử thi, đón chiêu kiếm của đối phương. Gã tin rằng Vệ Cửu và Dương Hổ cùng đám gia đinh đủ sức bảo vệ trọng địa, tức chiếc bàn bát tiên.
Á Tử vào ở Thuần Vu gia trang đã bốn tháng, đủ thời gian để ghép lại những mảnh vụn hồi ức. Kiến trúc trong trang không hề thay đổi, nhất là vườn hoa này, nơi chàng chơi đùa với mẹ hiền. Hang hốc trong lòng những hòn giả sơn to lớn, kiên cố kia là chỗ để chàng trốn mẹ, bắt bà phải tìm kiếm. Tháng trước chàng đã tìm ra nơi mình giấu con mèo bằng ngọc xanh, món đồ chơi thân thiết của mình. Ngày ấy, chàng bày trò tang ma, chôn nó vào một hốc của hòn giả sơn, và vài ngày sau, nước lũ cuốn sập tường gia trang.
Cũng chỉ mình Á Tử biết sư phụ của mình đích thị là Trương Tam Phong. Ba mươi năm trước, thanh danh phái Võ Đang bao trùm Trung Thổ, át hẳn chùa Thiếu Lâm. Đệ tử Võ Đang trở nên kiêu ngạo, chú tâm học võ mà xao lãng phần đạo học. Chẳng những thế trong nội bộ lại ngấm ngầm có sự tranh giành quyền lực, xem chức vụ quán chủ các đạo quán địa phương làm vật mua bán, thủ lợi. Trương chân nhân hiểu rõ đại đạo, biết rằng cái gì quá sáng sẽ bị mờ, thịnh quá tất suy, nên ông bỏ núi mà đi để bọn đệ tử không còn chỗ dựa mà xa rời chính đạo. Vả lại, ông cũng đã quá chán việc phải đóng vai một vị thanh tu đầy những hào quang huyền hoặc.
Với tài hoa xuất chúng, Trương chân nhân đã sáng tạo ra những pho tuyệt học khác, ảo diệu hơn hẳn Thái Cực kiếm và Thái Cực quyền, thành tựu của những năm ông mới tròn bách tuế.
Tinh thông dịch lý nên Trương chân nhân tiên đoán được kiếp nạn của phái Võ Đang nên đã giao trọng trách cứu vãn đồng môn cho Á Tử.
Tóm lại, giờ thì chúng ta sẽ trả lại thân phận thực cho Thuần Vu Kỳ.
Minh sư tất hữu cao đồ, mà Trương Tam Phong là vị thầy tốt nhất. Do vậy, tuy chưa hề giao chiến trận nào mà khả năng ứng biến của Thuần Vu Kỳ vẫn rất nhanh nhẹn, chẳng khác gì một kẻ lão luyện giang hồ. Không sách vở, không chữ nghĩa, Trương chân nhân đã dùng lối giáo hoá thực nghiệm để dạy học trò, dựa vào những biến hóa của tự nhiên.
Không biết chữ, không đọc sách nên tâm hồn Thuần Vu Kỳ hoàn toàn tinh luyện, hoang sơ, dễ dàng đi thẳng vào kiếm đạo. Dĩ nhiên là chàng cũng hấp thụ được phần nào đạo học của Trương chân nhân.
Trở lại với đấu trường, chúng ta sẽ thấy Thuần Vu Kỳ như ánh chớp lao vào màn kiếm quang của Đơn Nhai Chân Quân.
Trong lúc phẫn nộ, Đổng Hoa Phát đã xuất chiêu “Phù Lâu Thiên Giáng”, lực đạo mạnh như chẻ núi, kiếm quang rực rỡ dưới ánh trăng rằm. Lão chắc mẫm rằng sẽ phân thây gã tiểu tử kia dễ dàng. Nào ngờ, trong lúc hai thanh kiếm chạm nhau thì Đơn Nhai Chân Quân phát hiện luồng cương khí hộ thân bị dao động ở bảy vị trí, gồm các huyệt :
Ấn Đường giữa hai chân mày, Khí Xá ở cổ họng, Ngọc Đường giữa lồng ngực, Bộ Lang và Lương Môn trên sườn phải, Cự Khuyết và Thạch Quan trên sườn trái.
Kinh hoàng trước chiêu kiếm kỳ tuyệt của đối phương, lão vội đảo bộ sang mé tả để tránh. Tuy nhiên phản ứng thần tốc này chỉ cứu được mạng lão chứ không cứu được thịt da và tấm đạo bào bằng gấm thượng hạng. Mũi kiếm của Thuần Vu Kỳ đã đâm trúng huyệt Lương Môn trên sườn phải Đơn Nhai Chân Quân. Vết đâm không sâu nhưng do lão di chuyển nên bị mũi kiếm vạch dài một đường độ gần gang tay.
Lần đầu bị thương trong vòng ba mươi năm, Đơn Nhai Chân Quân vừa giận vừa thẹn, nghiến răng phản kích bằng một chiêu có đủ công và thủ chứ không dám sơ hở như chiêu chủ công lúc nãy. Với công lực thâm hậu, đường kiếm của lão cực kỳ dũng mãnh và nhanh như chớp giật nhưng cũng chẳng chẳng kém phần kín đáo.
Thuần Vu Kỳ chẳng hề bối rồi hay sợ hãi, loang kiếm chiết chiêu, đòn ra như bão táp mưa sa, không để đối phương chiếm chút thượng phong nào cả.
Khác với kiếm thuật Phù Tang, Cao Ly và Tây Dương, kiếm pháp của Trung Hoa còn bao gồm cả kiếm pháp và khinh công. Song phương di chuyển rất mau lẹ, lúc tả lúc hữu, lúc cao lúc thấp, xoay vòng quanh mà chiến đấu nên cảnh tượng vô cùng sinh động, đẹp mắt. Ngoài ra, các kiếm thủ còn sử dụng cả bàn tay rả và song cước. Nghĩa là phối hợp kiếm với quyền chưởng nhưng chỉ trong trường hợp chắc ăn hoặc bất khả kháng. Thường thì các đại hành gia trong nghề khoái kiếm chỉ tập trung tâm ý vào thanh thép lạnh trong tay. Vả lại, trường kiếm vươn dài hơn cả tầm sát thương của tay chân nên ít ai dám liều lĩnh, trừ phi người đó kiêm thông cả công phu Cách Không chưởng lực.
Đơn Nhai Chân Quân là một trong những cao thủ đủ công lực để thi triển kiếm chưởng hợp nhất, song lão chưa vội thi thố vì tự ái của người võ sĩ. Chẳng lẽ lão luyện kiếm năm sáu chục năm lại không hơn được gã tiểu quỷ kia sao. Do vậy, Đơn Nhai Chân Quân cắn răng thi thố công phu Bồng Lai kiếm pháp, đem tu vi cả đời ra tiêu diệt đối phương.
Nhưng lão không biết rằng pho Thuần Dương kiếm pháp của Thuần Vu Kỳ là đỉnh cao vòi vọi trong kiếm đạo, do con người bất tử Trương Tam Phong sáng tạo ra. Ông sống thọ đến một trăm bốn chục tuổi lẻ mà tinh thần vẫn linh mẫn, đem cái tâm của bậc địa tiên thông hiểu vũ trụ làm ra bảy mươi hai chiêu tuyệt kiếm này. Phái Võ Đang thờ phượng Thuần Dương chân nhân Lã Đồng Tân nên Trương Tam Phong đã lấy danh hiệu của Lã Tổ mà đặt cho pho kiếm.
Bảy mươi hai chỉ là con số ảo vì thực ra Thuần Dương kiếm pháp không hề có chiêu thức hoặc lộ số. Thuần Vu Kỳ đã đạt đến mức “Chiêu tùy tâm nhi thành. Kiếm tùy cảnh nhi ứng”. Nghĩa là tự sáng tạo ra những chiêu kiếm thích hợp với mọi đối thủ.
Bỏi vậy, Đơn Nhai Chân Quân tha hồ tung ra những chiêu thức hiểm ác tuyệt luân mà vẫn bị phá giải. Chỉ sau mấy lần chạm kiếm là lão đã phát hiện vài tử huyệt bị uy hiếp, đành phải bỏ dở chiêu ấy, biến hóa hoặc lùi mau. Tất nhiên chẳng phải lần nào lão cũng xoay chuyển kịp nên thân trước vướng thêm vài mũi kiếm tóe máu.
Thương tích không sâu nhưng cũng đủ để Đơn Nhai Chân Quân nhụt chí khí và tự hiểu rằng mình chỉ là học trò trong nghề đánh kiếm còn gã tiểu quỷ kia chính thị là bậc tôn sư.
Thế là, sau hơn hai trăm chiêu kiếm bất lực, Đơn Nhai Chân Quân điên tiết giở đến tuyệt học lừng danh là Bồng Lai chưởng pháp. Lão bất ngờ phóng kiếm vào người đối phương rồi vung song thủ giáng liền hai đạo kình phong sấm sét. Đòn chớp giật, không chút hoa mỹ này đã giành được thắng lợi.
Thuần Vu Kỳ vừa vung kiếm đánh bật thanh trường kiếm đang bay tới thì phát hiện thân thể bị bao phủ bởi cơn bão chưởng. Chàng vội loang kiếm quanh người và thân hình quay tít như con cù gỗ. Màn lưới kiếm đã xé nát và đánh bạt được phần lớn chưởng kình nhưng vì công lực còn yếu kém nên chưa hoàn toàn vô hiệu hết ngoại lực.
Do vậy, một đạo dư kình đã giáng vào ngực phải Thuần Vu Kỳ, đẩy chàng văng ngược về sau hơn trượng, máu trong phổi trào ra như suối.
Trang chủ phu nhân dù nấp dưới gầm bàn nhưng đôi mắt vẫn quan sát trận chiến, thấy con trai bị đánh hộc máu, bà kinh hãi rú lên rồi ngất lịm.
Đơn Nhai Chân Quân đắc ý xông lên, xuất chiêu “Hải Thượng Phù Vân”, song thủ dệt nên mấy chục chưởng ảnh trông như những đám mây nổi dật dờ trên sóng biển.
Thực ra, trong số ảo ảnh đó chỉ có hai chưởng ảnh là có chứa chân khí, nhằm vào ngực trái và đùi phải của đối phương.
Thuần Vu Kỳ phản ứng rất bất ngờ, vung cước hất một xác chết dưới chân về phía kẻ thù để hứng đòn, đồng thời lao theo mà phản công. Chàng đề khí bay đi một sải tay.
Hai đạo chưởng kình của Đơn Nhai Chân Quân đánh trúng xác chết, đánh nó khựng lại rồi rơi xuống đất. Nhưng Thuần Vu Kỳ đã đến nơi, luồng kiếm quang lạnh lẽo trùm lấy thủ cấp và than? tren? của Đơn Nhai Chân Quân. Lão thấy kinh hồn vía, rùn thấp người, sàng sang mé hữu và vung song chưởng vỗ liền.
Tiếng kiếm phong cắt nát chưởng phong xoèn xoẹt như xé lụa và Đơn Nhai Chân Quân khẽ rú lên vì những vết thương ở cánh tay. Đối phương trúng đòn nhưng vẫn thẳng tiến, vươn kiếm vạch nát tay lão.
Đổng Hoa Phát vừa giận vừa ngao ngán trước gã tiểu tử lì lợm và lợi hại này. Lão vội múa tít song thủ tạo nên màn lưới chưởng để đối phó chiêu kiếm kế tiếp.
Giờ đây Thuần Vu Kỳ đã áp sát được kẻ thù, thân hình chập chờn như oan hồn bám chặt lấy họ Đổng. Trong cự ly gần, lực đạo của chưởng phong chỉ còn một nửa vì chưa đạt đến tốc độ cần thiết. Mũi kiếm của chàng uy hiếp toàn bộ những tử huyệt từ mặt đến gối đối thủ, kể cả hai bàn tay. Dầu họ Đổng có tạo ra bao nhiêu chưởng ảnh thì vẫn nghe lòng bàn tay lạnh toát bởi kiếm khí.
Bản lãnh kiếm thuật thượng thừa của kẻ địch trẻ măng kia đã khiến Đơn Nhai Chân Quân phải khiếp đảm. Lão vỗ trúng chàng một chưởng thì cơ thể cũng dính một kiếm đau thấu trời. Tuy nhiên lão biết rằng trước sau gì mình cũng thắng vì đối phương sẽ kiệt lực trước.
Nhưng tiếc thay xa xa đã vọng lại tiếng còi sắt lanh lảnh, báo hiệu rằng quân binh Khai Phong đang tiến về hỗ trợ cho Thuần Vu gia trang vì những đám cháy đã bị dập tắt. Đơn Nhai Chân Quân đành hậm hực rút lui trong làn khói mù của những quả Yên Cầu.
Chẳng ai truy đuổi làm gì vì còn đang cuống cuồng lo lắng cho Thuần Vu Kỳ.
Chàng đã gục ngã ngay sau khi quân thù rút chạy.
Người trị thương cho chàng là Phó tổng quản Dương Hổ. Gã là em của một danh y đất Hàng Châu nên đã tiếp thu được vài phần chân truyền trong nghề trị nội ngoại thương.
Sức lực đã cạn vì những phát chưởng của lão ác đạo nhưng bằng dũng khí và lòng hiếu thảo, chàng đã chiến đấu đến cùng. Khi áp lực biến mất thì chàng mới chịu ngã xuống.
Quan quân đến nơi chỉ là để thu lượm hơn bảy chục cái xác Hắc y. Phía gia đinh của Thuần Vu gia trang cũng chết mười mấy người và thọ thương gần hết.
Tuy nhiên trong đám tử thi áo đen kia có vài kẻ chưa chịu chết. Chúng liền được cứu chửa để đủ sức viết bản cung khai. Thế là cái án tử hình đã tròng vào đầu Đơn Nhai Chân Quân Đổng Hoa Phát.
Thuần Vu Hồng tuy chỉ là một gã lái buôn ngọc song lại được Hoàng Hậu nương nương sủng ái. Mỗi lần ông đến Bắc Kinh kiểm tra các cửa hàng là lại được triệu vào Tử Cấm Thành. Dĩ nhiên là trên người Hoàng Hậu lại có thêm vài viên ngọc tuyệt mỹ nữa.
Các đại thần trong triều cũng sẵn sàng o bế Thuần Vu Hồng vì vợ và con gái họ.
Cho nên Đơn Nhai Chân Quân đã sai lầm khi dám đụng đến Thuần Vu gia trang.
Thám mã phi suốt ngày đêm và chỉ gần một tháng sau thì núi Đơn Nhai bị năm ngàn quân tinh nhuệ phủ Sơn Đông vây chặt. Đổng Hoa Phát liều mình phá vòng vây, bị loạn tiễn bắn chết. Đệ tử lớp tử trận, lớp bị bắt, chẳng sót một ai.
* * * * *
Trong suốt gần tháng trời dưỡng thương, Thuần Vu Kỳ được mẹ và em gái túc trực ngày đêm chăm sóc. Chàng bình phục dần và tình cảm với Đan Nhược Tiên Tử càng đậm đà hơn trước. Chàng vui vì được gần gũi cô em gái hoạt bát, xinh đẹp mà không ngờ rằng trong lòng Thuần Vu Tiệp đang nuôi mối ghen hờn ghê gớm.
Xuất thân từ cảnh bần hàn nên Thuần Vu Tiệp rất xem trọng cuộc sống phú quý tột bực hiện giờ. Từ lâu, nàng vẫn đinh ninh rằng mình sẽ là chủ nhân của cái gia sản kếch xù này. Nay Thuần Vu Kỳ xuất hiện, đã cướp đi viễn ảnh huy hoàng ấy. Là con gái nuôi, nàng sẽ chỉ được vài ngàn lượng vàng làm của hồi môn, còn tất cả là của gã câm kia. Nàng không thể nào chịu đựng nổi cảnh ngộ ấy.
Thực ra, đây chỉ là một ám ảnh tâm lý vì Thuần Vu Tiệp cũng chẳng biết làm thế nào để quản lý cơ nghiệp. Thứ hai, nếu nàng lấy chồng thì Thuần Vu gia trang cũng thuộc về người ấy.
Nóng nảy, ngang ngạnh và hay đố kỵ nhưng lòng Đan Nhược Tiên Tử lại không hề độc ác. Tính tình nàng khá thẳng thẳn nên ít mưu mô. Do vậy, Đan Nhược Tiên Tử đã vấn kế hai ả tỳ nữ thân tín của mình.
Thời xưa các nàng tiểu thư luôn có một hai nô tỳ thân thiết và Tiểu Hồng, Tiểu Mai đã cùng lớn lên với Thuần Vu Tiệp.
Hai ả này cũng ngốc nghếch không kém chủ nhân song lại muốn chứng tỏ mình là Gia Cát Lượng. Tiểu Mai nghiêm giọng ra vẻ quan trọng rồi bàn :
- Theo thiển ý của nô tỳ thì có lẽ tiểu thư phải dùng đến mỹ nhân kế và khổ nhục kế để buộc đại công tử phải bỏ nhà ra đi.
Thuần Vu Tiệp mừng rỡ gặn hỏi :
- Diệu kế nào, ngươi mau nói thử ta nghe.
Tiểu Hồng đắc ý giải thích :
- Trang chủ lão gia là người rất nghiêm khắc với chuyện sắc dục và rất xem trọng luân lý. Trưa mai, tiểu thư cứ mời đại công tử đến khuê phòng. Tiểu thư mà ăn mặc phong phanh để lộ thân hình khêu gợi của mình ra thì tất đại công tử sẽ động tình. Khi y vừa cởi quần áo xong là tiểu thơ la lên và bọn nô tỳ sẽ xông vào bắt quả tang. Dĩ nhiên là đại công tử sẽ bị lão gia chửi mắng thậm tệ, chẳng còn mặt mũi nào mà ở lại đây cả, y bị câm thì làm sao thanh minh được nỗi oan tày đình này.
Thuần Vu Tiệp đỏ mặt ngụng ngùng :
- Nhưng lỡ y không nổi tà tâm thì sao?
Tiểu Mai cười hì hì :
- Lúc ấy tiểu thư phải chịu khó lả lơi với y một chút. Dẫu hơi thiệt thòi nhưng có thế mới mong thành công được.
Hai ả cứ đốc thúc mãi nên cuối cùng Thuần Vu Tiệp cũng xiêu lòng, chấp thuận tiến hành độc kế ngu xuẩn kia.
Trưa mười tám tháng tư, lúc giữa giờ Mùi, Thuần Vu Kỳ đang ở trong phòng riêng đọc sách và tập viết chữ thì Tiểu Mai đến. Ả cung kính nói rằng nhị tiểu thơ mời chàng đến phòng dùng món Toan Mai Thang cho mát.
Toan Mai Thang là loại thức uống của nhà giàu dù nguyên liệu chỉ là mơ chua nấu với đường cát, đổ nước vào là uống được. Tuy nhiên nó đắt ở chỗ những cục băng chở từ bán đảo Liêu Đông về. Ở Khai Phong giờ đã là đầu hạ nhưng vùng đất phía Bắc Bột Hải vẫn còn băng tuyết. Một thuyền buồm chở đầy băng, vượt biển và Đại Vận Hà, về đến không thì băng tan hết hai phần ba. Do vậy, một phần ba còn lại đắt như vàng.
Nghĩ đến những cục nước đá mát lạnh cuống họng, Thuần Vu Kỳ mừng rỡ khăn áo đi ngay.
Khu nhà hậu viện được cất theo lối tứ hợp thiện. Bốn dãy vây lấy sân gạch, có vườn hoa nhỏ ở giữa. Phu thê Trang chủ chiếm nguyên nửa dãy phòng thông nhau mé bắc. Chàng ở phần còn lại. Thuần Vu Tiệp thì ở dãy hướng tây tức Tây Sương.
Là thời gian nghỉ trưa nên hành lang hậu viện cực kỳ vắng vẻ. Bọn gia nhân tỳ nữ không dám lảng vãng sợ tiếng chân phá vỡ giấc ngủ trưa của chủ nhân. Bởi vậy Thuần Vu Kỳ sang đến khuê phòng em gái mà chẳng bị ai bắt gặp.
Hai ả tỳ nữ đứng chờ sẵn ở cửa, mời chàng vào rồi khép lại. Tuy gọi là phòng nhưng bên trong rất rộng rãi, gồm nhiều phần được ngăn bằng vách gỗ hoặc bình phong chạm trổ cầu kỳ.
Không thấy Thuần Vu Tiệp ngoài chỗ tiếp khách, chàng xăm xăm đi thẳng vào trong. Thì ra cô em gái chàng đang ngồi cạnh chiếc bàn nhỏ, cách chiếc giường loan không xa. Trước mặt nàng là hai tô sứ đựng Toan Mai Thang, băng nổi đầy trông rất hấp dẫn.
Thuần Vu Kỳ bị món của chua kia quyến rũ nên không để ý rằng Đan Nhược Tiên Tử ăn mặc rất thoáng. Nàng chỉ khoác một chiếc áo ngủ bằng sa mỏng màu xanh nhạt và không mang yếm. Trong thời tiết nóng nực này thì mặc như thế cũng là hợp lý.
Thuần Vu Tiệp nở nụ cười rạng rỡ, ỏn ẻn nói :
- Mời đại ca an toạ, dùng với tiểu muội một chén Toan Mai Thang cho mát.
Chàng cười tươi rồi ngồi xuống húp xì xụp và giơ ngón cái khen ngợi. Tiên tử cũng ăn, nửa chừng nũng nịu hỏi :
- Đại ca. Sao trước đây đại ca cứ tránh mặt tiểu muội vậy?
Thuần Vu Tiệp mỉm cười, chấm ngón tay vào giọt nước vãi trên bàn, viết chữ để trả lời :
- Gia sư dạy ta phải đề phòng những nữ nhân xinh đẹp. Mà hiền muội thì quá đẹp nên ta không dám đến gần.
Thuần Vu Tiệp sung sướng đến lặng người, má đỏ hồng. Lời khen tặng của gã câm này chắc chắn là thành thực trăm phần chứ không như kẻ khác.
Nàng liếc yêu gã và hỏi lại :
- Đại ca cũng biết tiểu muội xinh đẹp nữa sao?
Thuần Vu Kỳ gật đầu, giơ ngón tay cái khen tiếp.
Đan Nhược Tiên Tử húp nhanh cho hết tô rồi kéo ghế ngồi sát bên, quàng tay qua vai con mồi. Mùi nước hoa và mùi da thịt bao phủ lấy Thuần Vu Kỳ thế mà chàng vẫn dửng dưng, chậm rãi húp từng muỗng canh với vẻ thích thú. Cạn tô, chàng nhai rau ráu những cục băng nhỏ, chẳng bỏ sót chút gì.
Dù đã cố tình áp sát gò ngực mềm vào cạnh lưng gã câm mà vẫn không thu được kết quả, Thuần Vu Tiệp cắn răng đánh nước liều. Nàng giả vờ vươn vai, bẻ người và than thở :
- Sao mấy hôm nay thân thể tiểu muội cứ đau nhừ. Phải chi có ai tẩm quất cho thì hay quá. Đại ca giúp tiểu muội nhé.
Thuần Vu Kỳ chỉ được Trương chân nhân dạy cho những đạo lý cao siêu của Lão Trang chứ không hề học lễ nghĩa khắc khe của Khổng Giáo. Bởi thế chàng thản nhiên nhận lời, xem như đền ơn bát Toan Mai Thang. Thấy chàng gật đầu, Thuần Vu Tiệp mau mắn trèo lên giường nằm sấp xuống.
Là người học võ nên Thuần Vu Kỳ thuộc lòng những huyệt đạo, những khớp xương.
Chàng nhẹ nhàng xoa bóp từ vai xuống đến bắp chân, mang lại cho nàng sự khoan khoái và dễ chịu vô cùng.
Thói đời thường có cảnh gậy ông đập lưng ông, Thuần Vu Kỳ chưa nổi tà dâm thì Thuần Vu Tiệp đã động tình. Nàng thích thú lắng nghe da thịt dãn ra dưới bàn tay dũng mãnh mà dịu dàng của kẻ thù dù vẫn còn cách một làm sa mỏng.
Khi Thuần Vu Kỳ dừng tay thì Đan Nhược Tiên Tử nũng nịu nói :
- Đại ca. Còn phía trước nữa.
Lòng đố kỵ đã thắng cảm giác xao xuyến, nàng quyết hạ gục đối phương. Thuần Vu Tiệp trở người nằm ngửa, cố tình phanh rộng vạt áo ngủ, để lộ một phần đôi ngực kiêu hãh, gợi tình.
Thuần Vu Kỳ hơi ngơ ngác vì thường thì Trương chân nhân chỉ yêu cầu chàng xoa bóp phía sau. Nhưng Đan Nhược Tiên Tử đã giận dữ hối thúc nên chàng đành phải nắn bóp đôi chân dài.
Thuần Vu Tiệp lim dim đôi mắt đẹp quan sát, nhận ra nhãn thần đối phương vẫn trong veo, không chút bối rối thì lòng lại tự ái, cắn răng tháo giải thắt lưng, mở toang áo ngủ, phơi trọn thân trên mượt mà, nóng bỏng.
Đến nước này thì chàng trai trẻ khí huyết phương cương kia không còn đứng vững được nữa. Mặt Thuần Vu Kỳ đỏ bừng, tay chân run rẩy, không biết phải làm sao. Nhận được nụ cười và ánh mắt mời gọi, chàng ngồi hẳn xuống cạnh giường, mê đắm vuốt ve thân thể kỳ diệu kia mà không để ý rằng Đan Nhược Tiên Tử đang thò tay cởi áo của mình.
Nhưng khi áo của chàng rơi xuống đất thì Thuần Vu Tiệp cũng mê muội vì rạo rực.
Nàng muốn thét lên đúng như kế hoạch nhưng lại lần lữa vì sợ đánh mất cảm giác tuyệt vời này.
Cho đến lúc đôi môi Thuần Vu Kỳ ngậm lấy đầu vú nâu hồng, nhỏ xinh thì Đan Nhược Tiên Tử buông xuôi tất cả.
Hai thân xác thanh xuân hòa làm một, đong đưa bay bổng theo nhịp giao hoan.
Thuần Vu Kỳ dũng mãnh và bền bĩ khác thường, hiệp sau khá hơn hiệp trước khiến Đan Nhược Tiên Tử mãn nguyện vô cùng.
Thời gian trôi đi sao chậm chạp, đã gần canh giờ mà không nghe tiếng la báo động, hai ả tỳ nữ nóng ruột như ngồi trên ổ kiến lửa, chẳng hiểu cái gì đang xảy ra.
Đến tận giữa giờ Thân, Đan Nhược Tiên Tử mới nhớ tới hai ả tỳ nữ, vội xô Thuần Vu Kỳ ra và nũng nịu dặn dò :
- Đại ca chớ để lộ việc này ra, tiểu muội xấu hổ lắm.
Thuần Vu Kỳ thản nhiên viết từng chữ trên lớp da bụng mịn màng, trắng trẻo, phơn phớt lông tơ của nàng :
- Mẫu thân bảo rằng sẽ gả nàng cho ta, có gì phải sợ.
Đan Nhược Tiên Tử choáng váng, bàng hoàng, thầm rủa mình là đại ngốc. Làm vợ Thuần Vu Kỳ chính là giải pháp tốt đẹp nhất, sao nàng không nghĩ ra.
Giờ thì nàng lại sợ Trang chủ Thuần Vu Hồng không tác hợp. Ông xem trọng luân thường đạo lý nên sẽ phản đối. Nàng rầu rĩ nói :
- Tiểu muội sợ phụ thân không cho phép.
Thuần Vu Kỳ gật đầu viết :
- Mẫu thân cũng bảo thế nhưng để ta nhờ bà thuyết phục phụ thân.
Sau khi dọn dẹp phi tang, Đan Nhược Tiên Tử làm bộ thản nhiên tiễn khách ra cửa. Thuần Vu Kỳ đi rồi, hai ả tỳ nữ nhao nhao hỏi :
- Hai người làm gì mà lâu thế? Chẳng lẽ công tử không mắc mưu?
Thuần Vu Tiệp gượng cười đáp cho qua chuyện :
- Vì ta xấu hổ nên không dám quá lẳng lơ, chỉ cùng đại ca trò chuyện vớ vẩn thôi.
Tiểu Hồng thấy thần mưu của mình không được dùng liền giận dỗi nói :
- Vô độc bất trượng phu. Tiểu thư phải kiên quyết làm đến cùng mới được. Ngày mai chúng ta sẽ thử lần nữa. Nô tỳ cho rằng công tử chẳng thể nào thoát khỏi cái bẫy thần kỳ này.
Bén mùi ân ái nên Thuần Vu Tiệp thẹn thùng tán thành ngay :
- Ừ, trưa mai sẽ thử lại.
Và kể từ đó, ngày nào Thuần Vu Kỳ cũng được mời sang phòng Đan Nhược Tiên Tử ăn uống. Đến lần thứ sáu thì Tiểu Hồng chịu hết nổi, lẻn vào dọ thám. Ả áp tai sát vách cửa phòng ngủ đóng chặt. Nghe được tiếng rên xiết khoái lạc của chủ nhân liền rụng rời tay chân mà bỏ chạy. Tiểu Mai nghe Tiểu Hồng kể lại liền cười khúc khích :
- Họ lấy nhau là tốt chứ sao. Thực ra ta cũng chẳng muốn hại công tử chút nào cả.
Tiểu Hồng gãi tai ngơ ngẩn :
- Ừ nhỉ.
Bạn có thể tìm kiếm truyện với các từ khóa sau: Giang Hồ Mộng Ký, truyện Giang Hồ Mộng Ký, đọc truyện Giang Hồ Mộng Ký, Giang Hồ Mộng Ký full, Giang Hồ Mộng Ký chương mới
Click Theo Dõi -> Fanpage để cập nhật website
Bạn đang đọc truyện trên 123truyen.vn , Chúc bạn đọc truyện vui vẻ!